Mục lục bài viết

Bài 10: Ý nghĩa các tính năng trong trang tạo bài viết

Những bài viết trước mình đã hướng dẫn bạn làm thế nào để đăng bài viết mới trong WordPress từng bước một.

Nếu bạn chưa đọc bài viết đó thì xin dừng lại 5 phút để đọc vì bài này sẽ nói sâu hơn về các tính năng trong trang tạo bài viết.

WordPress mặc định chỉ hiển thị những tính năng cần thiết nhất trong trang tạo bài viết.

Những tính năng khác đã được ẩn đi nhằm tránh tình trạng người dùng cảm thấy rối mắt khi lần đầu tiên sử dụng WordPress.

Và bạn hoàn toàn có thể bật những tính năng này để khám phá hết tất cả những thứ WordPress cung cấp để tạo 1 bài viết chuyên nghiệp hơn.

Vậy làm thế nào để bật những tính năng bị ẩn?

Bật những tính năng ẩn trong trang tạo bài viết

Để bật những tính năng ẩn này, bạn làm theo các bước mình hướng dẫn sau nhé:

  • Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị bằng đường dẫn http://localhost:8080/vothanhduy/admin
  • Bước 2: Bấm vào Posts ở thanh menu trái và chọn Add New để được dẫn đến trang đăng bài viết mới:

  • Bước 3: Bấm vào Screen Options như hình:

  • Bước 4: Bạn sẽ thấy phần Boxes chỉ có 3 lựa chọn được chọn. Bạn chọn hết những lựa chọn còn lại để bật những tính năng ẩn này lên.

Và bây giờ bạn sẽ thấy có sự khác biệt đáng kể ở trang tạo bài viết như hình:

Như hình trên thì chúng ta có 6 tính năng mới. Mình tin chắc sẽ có bạn không hiểu hết 6 tính năng này vì bạn chưa sử dụng bao giờ.

Nếu nhìn lại trang tạo bài viết một cách tổng thể thì có vẻ quá rối rắm phải không nào?

Tuy nhiên thực tế không ai bật hết tất cả các tính năng cả. Bạn sẽ tự động ẩn những tính năng nào mà bạn thấy không cần thiết.

Thực tế riêng bản thân mình ẩn cũng khá nhiều đấy, vì cơ bản những tính năng mặc định cũng đủ dùng rồi.

Bây giờ mình sẽ cùng bạn lần lượt đi qua từng tính năng và giải thích cụ thể để bạn hiểu nhé.

Ý nghĩa của 6 tính năng ẩn trong trang tạo bài viết

Excerpt

Tính năng này cho phép bạn nhập nội dung tóm tắt của bài viết.

Nội dung tóm tắt này sẽ được hiển thị ra bên ngoài 1 trang nào đó (thường là trang chủ) thay vì hiển thị toàn bộ nội dung bài viết.

Xin lưu ý bạn rằng phần này có theme sẽ hiển thị, có theme thì không. Hiện đa phần các theme hiện đại đều hỗ trợ tính năng này.

Đối với mình thì mình không dùng Excerpt.

Một số theme nếu bài viết bạn không nhập nội dung tóm tắt thì WordPress sẽ tự động lấy một vài chữ trong đoạn văn đầu tiên để làm tóm tắt.

Do vậy mình nghĩ phần này không cần thiết lắm.

Send Trackbacks

Bạn viết 1 bài viết và có gắn liên kết trỏ về 1 bài viết nào đó của website khác.

Ở đây trackbacks được hiểu là 1 liên kết trỏ web của bạn khi bạn liên kết tới bài viết từ web khác.

Cụ thể là tính năng Send Trackbacks này sẽ gửi một thông báo đến bài viết ở web khác và bài viết đó sẽ tự động hiển thị liên kết trỏ về bài viết của bạn ở cuối bài.

Tuy nhiên bạn xin lưu ý là tính năng này chỉ dùng được khi cả 2 website đều bật Pingbacks/Trackbacks. Mặc định WordPress bật sẵn tính năng này.

Trong vài trường hợp bạn cài đặt Plugins tăng tốc, tối ưu WordPress sẽ có lựa chọn vô tình tắt đi tính năng này nếu bạn không để ý.

Để quản lý Trackbacks bạn hãy vào phần Comments bên menu trái trong trang quản trị.

Custom Fields

Đây là một tính năng khá nâng cao và lập trình viên WordPress thường sử dụng. Tính năng này cho phép bạn tự tạo thêm nhiều trường dữ liệu cho bài viết.

Mỗi trường dữ liệu tự bạn định nghĩa (tức là Custom Field) sẽ có Name (tên) và Value (giá trị).

Mình sẽ có 1 bài viết chuyên sâu hơn về Custom Fields. Hiện tại trong serie cơ bản này bạn sẽ không phải đụng chạm tới nó.

Discussion

Tính năng này nhìn vào thì bạn đã biết là gì rồi phải không?

Discussion cho phép bạn bật/tắt tính năng bình luận bài viết hoặc tính năng cho phép sử dụng trackbacks và pingbacks.

Slug

Slug cho phép bạn tự đặt định dạng liên kết bài viết theo ý mình.

Mặc định khi đăng bài viết mới hoàn tất, liên kết bài viết sẽ có dạng http://localhost:8080/vothanhduy/?p=ID, trong đó ID là ID của bài viết đó.

Bạn có thể chuyển định dạng liên kết đẹp hơn, rõ nghĩa hơn và tốt cho SEO hơn trong phần Settings -> Permalinks thành dạng http://localhost:8080/vothanhduy/ten-bai-viet.

Và nếu tên bài viết quá dài hoặc bạn muốn chỉnh sửa liên kết sao cho ngắn gọn hơn thì bạn sử dụng đến Slug.

Mặc định slug của bài viết sẽ được tự động lấy tên bài viết, bỏ dấu và khoảng cách thay thế bằng dấu gạch ngang “-“.

Author

Website của bạn có thể có 1 hoặc nhiều người viết bài (gọi là Author – tác giả). Tính năng này cho phép bạn chọn 1 tác giả cụ thể nào đó cho bài viết.

Mặc định WordPress sẽ lấy người tạo bài viết mới làm tác giả cho bài viết luôn.

Lời kết

Yeah vậy là bạn đã hiểu hết các tính năng mà WordPress cung cấp trong trang bài viết.

Nhờ những tính năng này bạn sẽ hiểu và vận dụng sao cho thuận tiện nhất trong việc viết bài của bạn.

Nếu bạn không thích tính năng nào hoặc thấy nó vô ích thì hãy tắt ngay nó trong phần Screen Options.

Riêng mình hiện tại rất ít khi đụng đến những tính năng ẩn này bởi vì cơ bản cũng đủ xài rồi. Còn bạn thì sao?

Tips: Tổng hợp top 15 khóa học miễn phí về Kinh doanh online, Digital Marketing, MMO tại nền tảng KTcity

=> Khám phá ngay

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x