Mục lục bài viết

Bài 9: Revision là gì? Cách sử dụng revision trong WordPress

Nếu bạn là người thường xuyên phải làm việc với Word, Excel, PowerPoint,… hay các thể loại văn bản thông dụng thì chắc hẳn sẽ biết tính năng revision phải không nào?

Trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn cách sử dụng revision trong WordPress.

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng của nó thì mình xin tóm tắt sơ lược lại revision là gì đã nhé.

Revision là gì?

Revision là một tính năng cho phép bạn lưu và xem lại lịch sử của một nội dung bài viết hoặc trang nào đó.

Đây là một tính năng có thể nói cực quan trọng nhưng nếu hỏi bất chợt chắc bạn cũng không nhớ mình đã từng dùng nó hay chưa.

Tại sao nó lại quan trọng?

Thông thường khi soạn nội dung gì đó một cách chăm chú bạn sẽ cố gắng viết thật dài, thật chỉnh chu cho xong bài viết.

Bất ngờ cúp điện và bạn mất nội dung vì chưa kịp lưu. Hoặc đơn giản là một nội dung bạn phải viết đi viết lại, chỉnh sửa mãi mới hoàn chỉnh được.

Lúc đó bạn sẽ nghĩ đến ngay tính năng Save Draft (tức là lưu nháp). Nhưng lưu nháp xong rồi thì phải xem lại được lịch sử như thế nào chứ.

Đó là chúng ta bắt đầu nói về revision.

Vậy chính xác hơn revision là một loạt các version của nội dung bạn đã chỉnh sửa và lưu lại.

Nó cho phép bạn khôi phục lại nội dung mà bạn đã lưu khi cần thiết.

Đối với WordPress, tính năng lưu nháp sẽ được chạy tự động trong 1 khoảng thời gian nào đó (gọi là Auto Save Draft).

Vậy là bạn có thể an tâm viết bài mà không phải sợ mất nội dung nếu gặp sự cố.

Sử dụng revision trong WordPress như thế nào?

Trong bài viết hướng dẫn cách đăng bài viết trên WordPressbạn sẽ thấy ở bước 8 (bước cuối cùng) có 1 nút là Save Draft. Bạn xem hình sau:

Đây là nút cho phép bạn lưu nháp thủ công. Cứ mỗi lần bạn bấm vào Save Draft thì WordPress sẽ tự động tạo ra 1 version (phiên bản) của bài viết hiện tại.

Bây giờ mình sẽ đi qua từng bước để bạn hình dung nhé. Các bước này tương tự như cách đăng bài viết mới, chỉ khác nhau ở bước cuối cùng.

  • Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị bằng đường dẫn http://localhost:8080/vothanhduy/admin
  • Bước 2: Bấm vào Posts ở thanh menu trái và chọn Add New để được dẫn đến trang đăng bài viết mới:
  • Bước 3: Bạn nhập nội dung bất kỳ vào khung bài viết.
  • Bước 4: Bấm nút Save Draft để lưu nháp:

Như vậy bạn đã lưu nháp lần một. Bạn vẫn chưa thấy Revision hiện ra.

  • Bước 5: Sửa lại nội dung bài viết cho khác với lúc nãy và bấm Save Draft lần nữa. Bạn sẽ thấy Revision hiện ra như hình:

  • Bước 6: Bấm vào Browse để xem chi tiết các phiên bản đã được lưu.
  • Bước 7: Bạn sẽ thấy khung số 1 là phiên bản hiện tại và khung số 2 là phiên bản trước đó:

  • Bước 8: Giả sử bạn muốn trở lại phiên bản trước, bạn bấm nút Previous
  • Bước 9: Bấm vào Restore This Revision để khôi phục lại phiên bản bạn chọn

Lưu ý là hiện tại chúng ta chỉ có 2 phiên bản.

Tuy nhiên nếu bạn tiếp tục chỉnh sửa và lưu nháp lần nữa (lần này lần thứ 3) thì bạn sẽ nhìn thấy có 1 tính năng khá hay đó là Compare any two revisions, tức là so sánh 2 phiên bản bất kỳ:

Đây là 1 tính năng mà có thể nói là khá quan trọng nếu nội dung bạn viết khá nhiều và bạn muốn so sánh lại với phiên bản trước xem mình đã chỉnh sửa những gì.

Bạn sẽ thấy có 2 màu nền cho mỗi nội dung khác nhau giữa 2 phiên bản, đó là:

  1. Màu nền xanh lá cây: Tức là nội dung này được thêm vào so với phiên bản trước.
  2. Màu nền đỏ: Tức là nội dung này đã bị xóa ở phiên bản hiện tại.

Lời kết

Bạn sẽ rất ít khi quan tâm đến revision nếu như bạn không thường xuyên viết bài và chỉnh sửa bài viết nhiều lần.

Nếu bạn chuyên viết content, làm SEO thì revision là 1 tính năng mà bạn sử dụng rất thường xuyên.

Bạn có quyền tắt tính năng revision đi nếu thật sự không cần thiết và mình sẽ hướng dẫn cách tắt revision ở một bài cụ thể trong serie này.

Tips: Tổng hợp top 15 khóa học miễn phí về Kinh doanh online, Digital Marketing, MMO tại nền tảng KTcity

=> Khám phá ngay

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x