Tips: Nếu bạn là người mới, chưa biết cách làm website WordPress thế nào thì có thể tham khảo khóa học WordPress cơ bản do chính mình biên soạn => Xem ngay tại đây
Ở bài trước bạn đã biết WordPress là gì rồi phải không nào?
Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để biến máy tính của mình thành 1 hosting để chạy web.
Nói một cách nôm na là biến máy tính của bạn thành ổ chứa web.
Bạn hãy hình dung web giống như 1 vật thể vô hình và cần đặt vào 1 nơi nào đó để chứa nó thì nó mới hoạt động được.
Mình xin lưu ý là nếu bạn đã có tên miền và hosting rồi thì bỏ qua bài này và đọc tiếp bài… nhé.
Hiểu về khái niệm localhost
OK bây giờ chúng ta bắt đầu với khái niệm đơn giản là “localhost”.
Localhost là một từ ghép của hai chữ là “local” và “host”.
Trong đó, local được hiểu là máy tính của bạn (dịch theo thuật ngữ chuyên ngành nhé, bạn lưu ý là từ tiếng Anh trong mỗi chuyên ngành có thể nó sẽ có nghĩa khác nhau); host được hiểu là máy chủ.
Như vậy, localhost nghĩa là máy chủ được vận hành trên máy tính của bạn.
Quá dễ hiểu phải không nào?
Như vậy trong loạt bài còn lại của serie, chúng ta sẽ cài đặt WordPress trên localhost (tức trên máy tính của bạn).
Đó là lý do tại sao mình nói bạn khoan hãy mua tên miền và hosting.
Không có tên miền thì làm thế nào để truy cập vào localhost
Theo lẽ thường, bạn phải mua tên miền, ví dụ như: Google.com và sau đó nếu muốn truy cập vào web thì chúng ta mở trình duyệt lên vào gõ “google.com”.
Vậy ở localhost thì truy cập thế nào?
Rất đơn giản thôi, sau khi cài đặt localhost xong thì bạn truy cập nó bằng đường dẫn là http://localhost
Chúng ta tiếp tục đến những lưu ý trước khi cài đặt localhost.
Lưu ý trước khi cài đặt localhost
Đổi port cho Skype trước khi cài XAMPP. Nếu bạn không dùng Skype thì bỏ qua phần này
Lý do phải đổi port (tức cổng giao tiếp) của Skype là do mặc định Skype sẽ chiếm quyền sử dụng cổng 80, đây là cổng mặc định của máy chủ web.
Để đổi port cho Skype thì bạn làm theo các bước: Mở Skype -> Tools -> Connection Options -> Bỏ chọn phần “Use port 80 and 443 for additional incoming connections” rồi nhập cổng “8888” để Skype sử dụng:
Xong bạn bấm nút “Save” và khởi động lại máy để hoàn tất.
Hướng dẫn cài đặt Localhost trên máy tính
Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cài đặt Localhost, tuy nhiên trong bài này mình hướng dẫn bạn sử dụng XAMPP với lý do là vì:
- XAMPP hoàn toàn miễn phí.
- Dễ sử dụng.
- Hỗ trợ các hệ điều hành thông dụng như Windows, Mac, Linux.
Ở bài này mình hướng dẫn cài XAMPP trên hệ điều hành Windows.
Nếu bạn sử dụng Linux hay Mac thì có thể Google để biết thêm cách cài đặt nhé.
Cũng tương tự nhau thôi không có gì phức tạp đâu.
Đầu tiên, bạn tải XAMPP bằng cách truy cập đường dẫn https://www.apachefriends.org/download.html và chọn phiên bản mới nhất.
Xin lưu ý là XAMPP chỉ có phiên bản 32bit và nếu bạn dùng hệ điều hành 64bit thì vẫn hoạt động bình thường.
Sau khi tải file về xong, bạn tiếp tục cài đặt bình thường:
Tiếp theo bạn check vào các lựa chọn như hình sau và tiếp tục Next:
Ở phần này bạn cứ để mặc định như hình và tiếp tục Next.
Tiếp theo, bạn bỏ dấu check ô “Learn more about Bitnami for XAMPP” và tiếp tục Next 2 lần:
Quá trình cài đặt bắt đầu diễn ra, bạn vui lòng chờ trong giây lát.
Sau khi hoàn tất, bạn bấm nút Finish để kết thúc cài đặt.
Bạn hãy khởi động lại máy và đến đây chúng ta đã xong việc cài đặt XAMPP trên máy tính.
Khởi động Localhost
Để khởi động Localhost, bạn vào thư mục c:\xampp và mở file xampp-panel.exe lên để bật bảng điều khiển của XAMPP như hình sau:
Mặc định bạn sẽ thấy giao diện như hình trên.
Tiếp theo bạn bấm vào 2 nút Start của Apache và MySQL để khởi động Localhost.
Nếu cả 2 đều chuyển thành màu xanh lá cây thì bạn đã khởi động Localhost thành công.
Bạn xem hình sau:
Tiếp theo, bạn hãy mở 1 trình duyệt bất kỳ, ví dụ như Google Chrome và gõ vào địa chỉ http://localhost bạn sẽ thấy như hình sau:
OK như vậy là xong phần khởi động.
Bạn nghỉ ngơi 1 lát nhé, mình đi pha cà phê uống cho tỉnh táo và sẽ cùng bạn tiếp tục với phần quan trọng.
Đó là tạo thư mục chứa mã nguồn WordPress trên máy tính của bạn.
Các thao tác cơ bản trên Localhost
1. Tạo thư mục chứa mã nguồn WordPress trên Localhost
Từ đầu bài tới giờ mình thường xuyên nói đến Localhost, không biết bạn đã nắm nội dung đến đâu rồi.
Mình xin kiểm tra lại chút kiến thức để bạn hình dung nhé. Bạn hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
- Localhost là gì? Localhost có khác gì hosting hay không?
- Ở bài trước mình đã tải mã nguồn WordPress rồi. Bây giờ làm sao đưa nó lên Localhost?
Đáp án câu 1: Localhost được hiểu là máy chủ nằm trên máy tính của bạn.
Localhost khác với hosting thông thường là nó là máy chủ được cài đặt trên máy tính cá nhân, còn hosting nằm trong hệ thống máy chủ vật lý của các nhà cung cấp máy chủ bên ngoài.
Đáp án câu 2: Bây giờ chúng ta sẽ đi tạo thư mục trên Localhost để chứa mã nguồn WordPress.
Bạn hãy vào thư mục C:\xampp\htdocs\ và tạo một thư mục tên “vothanhduy“, đây sẽ là thư mục chứa mã nguồn WordPress.
Hiện tại thư mục “vothanhduy” đang trống. Bạn hãy copy toàn bộ mã nguồn WordPress tải về ở bài trước và bỏ vào trong thư mục “vothanhduy” như hình sau:
Hỏi đáp về Localhost
Trong phần này mình sẽ tổng hợp các câu hỏi thường gặp để bạn có cái nhìn tổng quan hơn và cũng đỡ phải mất công Google tìm cách khắc phục nếu có gặp phải.
Làm thế nào để khắc phục lỗi trùng port 80
Thông thường bạn sẽ bị lỗi trùng port 80 khi máy tính có cài Skype trước khi cài XAMPP. Mình đã hướng dẫn bạn ở trên rồi.
Tuy nhiên có thể có 1 phần mềm nào đó có sẵn trong máy đang chiếm port 80 khiến cho Localhost không thể chạy được.
Cách nhận biết lỗi này là bạn không thể Start được Apache.
Giải pháp đề xuất cho bạn là hãy đổi port 80 cho Apache thành port 8080.
Cụ thể bạn sẽ truy cập vào Localhost bằng địa chỉ http://localhost:8080 (thay vì http://localhost).
Việc này rất dễ dàng, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở bảng điều khiển XAMPP và bấm vào nút Config của Apache và chọn Apache (httpd.conf) như hình sau:
Sau đó một cửa sổ Notepad hiện ra. Bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + F để tìm kiếm.
Bạn nhập vào ô tìm kiếm là: Listen 80 như hình sau:
Sau đó bạn thay đổi Listen 80 thành Listen 8080 như hình sau:
Tiếp theo bạn Stop cái Apache và Start lại rồi thử truy cập vào localhost theo đường dẫn http://localhost:8080, nếu truy cập được thì bạn đã làm thành công.
Nếu bạn đổi cổng rồi thì sau này nhớ truy cập địa chỉ có thêm cổng 8080 ở phía sau nhé.
2. Tôi có thể gửi cho bạn bè tôi xem website ở localhost không?
Chắc chắn là không vì Localhost chỉ cài đặt trên máy tính của bạn.
3. Sau này tôi có thể chuyển dữ liệu từ localhost lên host không?
Sẽ có bài viết trong serie này hướng dẫn bạn từng bước làm thế nào để đưa website từ Localhost lên host
4. Localhost có bị chậm không?
Localhost nhanh hay chậm phụ thuộc vào cấu hình máy tính của bạn.
Lời kết
Vậy là bạn đã xong việc cài đặt Localhost bằng phần mềm XAMPP.
Xin bạn lưu ý rằng nếu bạn bị vướng hay gặp khó khăn hay bất cứ lỗi gì thì hãy để lại bình luận để mình và các bạn khác hỗ trợ nhé.
Bạn phải tự tin rằng đã thông suốt bài viết này trước khi đọc tiếp bài viết khác trong Serie vì đây là bài cực kỳ quan trọng.
Mình chắc chắn 1 điều là bạn sẽ mất nhiều thời gian để xử lý các lỗi không mong muốn nếu chưa thực hiện hết các hướng dẫn trong bài này.
Ngoài ra, Localhost là một môi trường lý tưởng để bạn thử nghiệm mọi thứ với WordPress miễn phí mà chưa cần phải mua tên miền hay hosting.
Bạn hãy cứ thoải mái với Localhost. Nếu có hư hỏng gì bạn hoàn toàn có thể gỡ XAMPP ra và cài lại mà không phải mất chi phí gì.
Quá tiện lợi phải không nào?
Tips: Tổng hợp top 15 khóa học miễn phí về Kinh doanh online, Digital Marketing, MMO tại nền tảng KTcity