Mục lục bài viết

Cách tạo blog miễn phí với 5 nền tảng blogging chuyên dụng

Tips: Tổng hợp top 15 khóa học miễn phí về Kinh doanh online, Digital Marketing, MMO tại nền tảng KTcity

=> Khám phá ngay

Nếu như bạn đang muốn bắt đầu viết blog (phục vụ mục đích gì đó) nhưng chưa biết cách tạo blog thì bài này dành cho bạn.

Bạn lo lắng về vấn đề kỹ thuật? Về cách tạo blog như thế nào? Có khó làm không?

Một đống câu hỏi xuất hiện dồn dập trong đầu khiến bạn “tắt não” và dẹp luôn ý tưởng viết blog.

Bạn đừng lo. Trên thế giới có rất nhiều nền tảng blogging chuyên dụng, có sẵn, rất dễ thao tác, và đặc biệt là không cần kiến thức lập trình, coding gì cả.

Việc bạn làm là đăng ký 1 tài khoản, và… bắt đầu typing thôi. Nó giống như đăng ký tài khoản Facebook bạn đang dùng đó.

Tuy nhiên, một vấn đề khác nảy sinh là có quá nhiều nền tảng khiến bạn không biết chọn cái nào.

Trong bài này thì mình sẽ review qua ưu và nhược điểm của 5 nền tảng blogging phổ biến nhất hiện nay.

Còn việc bạn quyết định chọn nền tảng nào thì phụ thuộc vào sở thích của bạn nhé.

 

 

WordPress.org

Đây là nền tảng blogging mà blog Vothanhduy.com và tất cả dự án mà mình triển khai cho khách hàng sử dụng suốt hơn 7 năm qua.

WordPress.org là mã nguồn mở (open source code) cho phép bạn tải về và tự cài đặt lên hosting riêng của mình.

Với mã nguồn này, bạn hoàn toàn làm chủ 100% từ việc chỉnh sửa giao diện, tùy biến tính năng và quản trị tổng thể website.

Điều đáng nói đây là mã nguồn được sử dụng phổ biến nhất thế giới.

Ưu điểm:

  • Cộng đồng người dùng rộng lớn. Bạn hoàn toàn tìm được bất cứ thứ gì về WordPress trên mạng nếu bạn cần hỗ trợ (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh)
  • Can thiệp sâu vào trong mã nguồn, tùy chỉnh bất cứ thứ gì bạn thích để tối ưu website hoặc mục đích sử dụng phức tạp khác
  • Cài đặt themes (giao diện) và plugins (tiện ích bổ sung) thoải mái với thư viện hàng ngàn themes, plugins có sẵn, miễn phí
  • Bảo mật rất tốt nếu bạn nắm kiến thức bảo mật WordPress cơ bản
  • Sử dụng hosting tùy thích. Bạn thích dùng host Việt Nam hay nước ngoài đều được. Thậm chí bạn có thể cài WP trên VPS, server để phát triển hệ thống website lớn
  • Toàn quyền sở hữu, quản trị website của bạn

Nhược điểm:

  • Phải tự làm từ A – Z. Kiểu như bạn muốn ăn phở thì thay vì bạn ra quán phở gọi món là có ngay mà ở đây bạn sẽ đi chợ, rồi nấu, nêm nếm,… rồi mới được ăn.
  • Cần chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm: phí mua hosting, domain (tên miền)
  • Phải học kiến thức WordPress cơ bản để có thể sử dụng thành thạo
  • Phải học kiến thức bảo WordPress cơ bản để bảo vệ “tài sản website” của bạn

WordPress.com

WordPress.com là dịch vụ tạo blog có sẵn ngay và luôn của WordPress.org (chung chủ). Không cần phải tự cài đặt mã nguồn lên hosting như WordPress.org.

Xem thêm: Nên chọn WordPress.org, WordPress.com hay Blogger để làm website?

Ưu điểm:

  • Đăng ký tài khoản và bắt đầu viết blog ngay và luôn (giống như bạn tạo tài khoản Facebook)
  • Giao diện có tiếng Việt → Dễ thao tác, thân thiện
  • Không tốn bất kỳ chi phí nào hết (bạn không cần mua tên miền, hosting,…)

Nhược điểm:

  • Với gói miễn phí thì giới hạn tính năng, dung lượng lưu trữ và băng thông
  • Dùng subdomain miễn phí, ví dụ: vothanhduy.wordpress.com (hơi dài, không chuyên nghiệp)
  • Muốn dùng tên miền riêng thì phải nâng cấp gói cao hơn và chi phí khá đắt
  • Không được tùy chỉnh sâu trong giao diện, không cài được plugins/themes không cho phép

Blogger.com

Đây là nền tảng thứ 2 mình có trải nghiệm từ khoảng năm 2007 sau WordPress.com.

Trước đây nó còn có tên gọi khác là Blogspot. Đây là 1 sản phẩm của Google và nó hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên một điểm mình không thích Blogger là bố cục trang quản trị admin. Cũng có thể do mình đã quá quen dùng WordPress.

Ưu điểm:

  • Tốc độ truy cập nhanh, cũng khá dễ thao tác
  • Miễn phí nhưng can thiệp được vào code để tùy biến giao diện (nhưng bạn phải biết code nhé chứ làm theo hướng dẫn trên mạng một hồi là “mệt mỏi” lắm đó)
  • Trỏ tên miền thoải mái nếu bạn không thích dùng subdomain như vothanhduy.blogspot.com

Nhược điểm:

  • Blogger giống như “con ghẻ” của Google. Nói thế thì hơi quá nhưng thật là Google rất ít cập nhật gì mới cho Blogger
  • Phải rành code nếu muốn tùy chỉnh sâu hơn
  • Giao diện web nhìn hơi “củ chuối”. Giống giống kiểu web 2.0 (cảm nhận chủ quan của mình thôi nhé. Biết đâu bạn lại thích thì sao!)

Medium.com

Nền tảng blogging này ở Việt Nam mình thấy ít người dùng nhưng cực phổ biến ở nước ngoài.

Medium khá đơn giản, rất hợp để viết blog vì giao diện khá tập trung vào viết (giống với nền tảng Publish mình đang sử dụng cho blog này).

Nền tảng này tập trung vào đối tượng muốn chia sẻ kiến thức về chuyên môn trong lĩnh vực nào đó hoặc những người thích chia sẻ trải nghiệm trong ngày (dạng daily life).

Ngoài ra thì mình cũng thấy đối tượng là doanh nghiệp sử dụng để viết bài (dạng như tin tức doanh nghiệp).

Nói chung mình rất thích Medium (chỉ sau WordPress) nhưng mỗi cái là truy cập các blog trên Medium hay bị lỗi font tiếng Việt như hình sau (mình dùng HĐH Windows):

Tất nhiên là có cách fix nhưng không phải fix trên Medium mà fix ở máy tính người dùng.

Điều này khá bất tiện vì bất kỳ ai muốn đọc blog bạn trên Medium đều phải fix vấn đề này.

Nếu blog viết bài bằng tiếng Anh thì hoàn toàn OK nhé.

Ưu điểm:

  • Miễn phí, dễ sử dụng
  • Giao diện phong cách siêu tối giản, rất tập trung cho việc viết
  • Chỉ số Domain Authority (DA) cực cao (cái này SEOer rất thích, nếu bạn không biết thì cũng không cần quan tâm)

Nhược điểm:

  • Lỗi font tiếng Việt dùng HĐH Windows (Android, MacOS thì mình chưa test)
  • Không can thiệp vào giao diện
  • Không có plugins như WordPress
  • Trả phí nếu dùng tên miền riêng thay vì tên miền dạng medium.com/@duy.vo

Cuối cùng là Wix.com

Ấn tượng với mình với nền tảng Wix này là các hoạt động Digital marketing khá mạnh.

Mình liên tục bị remarketing (quảng cáo bám đuổi) nhiều năm liền từ khắp các kênh nổi tiếng như Facebook, Google display network, và Youtube.

Wix đang là 1 trong những nền tảng web builder hàng đầu trên thế giới với kho templates (giao diện) và ứng dụng có sẵn.

Nhìn chung Wix không thua kém gì WordPress.org đâu nhé.

Ưu điểm:

  • Giao diện được thiết kế theo xu hướng mới với hơn 500 templates có sẵn
  • Tạo tài khoản đơn giản và rất dễ sử dụng
  • Nhiều tính năng phù hợp với cá nhân lẫn doanh nghiệp và cả bán hàng online

Nhược điểm:

  • Muốn dùng tên miền riêng thì phải nâng cấp gói. Phí cũng khá đắt.
  • Nhìn chung các gói nâng cấp chi phí hơi cao
  • Chưa có nhiều hướng dẫn chi tiết trên mạng. Đa phần phải tự mò nếu gặp sự cố hoặc không biết cách sử dụng. Bạn nào rành tiếng Anh thì đọc documentations có sẵn thì cũng OK.
  • Gói free giới hạn khá nhiều tính năng

Tạm kết

Nhìn chung thì bài viết này đều là đánh giá chủ quan từ phía mình. Tất nhiên bạn cần phải trải nghiệm từng nền tảng để chọn nền tảng nào mình thích nhất.

Riêng với mình thì WordPress.org vẫn là ưu tiên số 1 vì mình toàn quyền quản trị và toàn quyền sở hữu website.

Các nền tảng khác bạn chỉ là “bán sở hữu” – kiểu như bạn đang ở thuê trên nền tảng của người khác.

Và đến đây thì bạn hãy dừng lại và trải nghiệm thêm nhé.

Xin chào và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo!

Bạn gì đó ơi, đừng quên nạp thức ăn cho não hôm nay nhé!

=> Khám phá ngay

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x