Google Tag Manager (gọi tắt là GTM) là trình quản lý thẻ của Google. Trong bài này mình chia sẻ cách cài Google Tag Manager cho WordPress một cách dễ dàng nhất.
Google Tag Manager là gì?
Nếu bạn dùng WordPress thì bạn biết tag còn được gọi là thẻ. Mục đích của tag là để phân loại bài viết, sản phẩm… một cách cụ thể hơn chuyên mục hoặc danh mục sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu bạn từng chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads rồi thì tag ở đây ám chỉ cho remarketing tag (thẻ tiếp thị lại) hoặc Pixel/Tracking pixel.
Nó chính là đoạn code được gắn vào website để theo dõi hành vi người dùng để tối ưu hóa quảng cáo.
Tất nhiên đây là những đoạn code ẩn, người dùng bình thường sẽ không biết được.
Khi bạn truy cập một trang web hoặc mở email có chứa thẻ pixel, trình duyệt của bạn sẽ kiểm tra các đường link có trong đoạn code của tag và gửi dữ liệu đến máy chủ.
Google Tag Manager là 1 sản phẩm của Google. Mình xài cũng khá lâu rồi và thấy rất tiện lợi và lại còn nhanh nữa.
À điểm đặc biệt mình rất thích xài hàng Google là do các sản phẩm này chung 1 hệ sinh thái của Google phát triển nên có thể liên kết với nhau khi bạn cấu hình.
Ví dụ Google Tag Manager liên kết với cả Google Analytics để hỗ trợ remarketing hoặc tracking để theo dõi hành vi người dùng trên web.
Theo mình quan sát thì thấy anh em làm Digital Marketing xài Google Tag Manager nhiều nhưng anh em dev thì ít xài. Bởi vì bạn nào biết code hoặc chỉnh code 1 tí thì tự gắn code vào trong web luôn thay vì dùng trình quản lý tag như GTM.
Google Tag Manager có thể làm được những gì?
Mặc dù luôn được liên kết với Google Analytics, Trình quản lý tag của Google vẫn có thể xử lý nhiều tag pixel cùng một lúc.
Về chức năng, GTM (Google Tag Manager) đảm nhận vai trò quản lý tag. Nó xử lý việc thêm tag, thiết lập các quy tắc để triển khai tag pixel và thực hiện các điều chỉnh cục bộ và toàn cầu khi mã thay đổi.
GTM có thể giúp quản lý, nhưng bạn vẫn cần hiểu chức năng của từng tag pixel – như chức năng trên Facebook để sử dụng hiệu quả tag Facebook – vì bạn sẽ sử dụng phương pháp này để xác định loại dữ liệu hành vi mà bạn muốn tinh chỉnh.
Về mặt kỹ thuật, vì tag được sử dụng để thu thập dữ liệu hành vi nên các loại dữ liệu mà tag pixel có thể thu thập bao gồm:
- Loại hệ điều hành
- Loại trang web hoặc email được sử dụng (thiết bị di động hoặc máy tính để bàn)
- Địa chỉ IP (nhà cung cấp dịch vụ Internet và vị trí)
- Độ phân giải màn hình
Với bản chất của dữ liệu, bạn không có gì ngạc nhiên khi Google Tag Manager được sử dụng rộng rãi trong Digital Marketing.
Như bạn đã biết, dữ liệu hành vi của người dùng rất có giá trị trong marketing. Nó cho phép bạn nắm bắt “insights” có giá trị. Từ đó, xác định chiến dịch marketing tốt nhất cho thương hiệu của bạn.
Với công nghệ gắn tag, bạn không chỉ có thể đặt mục tiêu về doanh thu dài hạn mà còn có thể tìm ra điều gì đang cản trở quá trình kinh doanh của bạn. Các chỉ số tracking cho phép bạn thực hiện growth hacking hiệu quả hơn.
Từ quan điểm về mặt kỹ thuật, tag pixel cho phép bạn theo dõi bản đồ nhiệt (còn gọi là heatmap) để có được bức tranh chính xác về hiệu suất lưu lượng truy cập trang web của bạn.
Dữ liệu này đóng vai trò là đầu vào để quyết định những gì cần được cải thiện trên trang web để trang web thực sự bán được hàng chứ không chỉ là giao diện bề ngoài.
Bất cứ thứ gì nhận được dữ liệu về các tương tác của người dùng trong một khoảng thời gian ngắn như vậy chắc chắn có giá trị đối với các doanh nghiệp. Do đó, bạn có toàn quyền kiểm soát quá trình phân tích và ra quyết định kinh doanh.
Đây chỉ là một vài ví dụ về những gì bạn có thể làm với GTM. Tóm lại, không gì có thể ngăn cản bạn!
Cách cài Google Tag Manager cho WordPress
Google Tag Manager sẽ thu thập dữ liệu dựa trên cấu hình của trình thiết lập. Do đó, để sử dụng GTM thì bạn bắt buộc phải có website.
Trong bài này thì mình chỉ hướng dẫn cách cài Google Tag Manager cho WordPress được cài đặt trên hosting riêng chứ không phải WordPress.Com nhé.
Cách cài đặt Google Tag Manager như sau:
Đăng ký tài khoản Google Tag Manager
Để tạo tài khoản mới, hãy truy cập Google Tag Manager https://marketingplatform.google.com/about/tag-manager/ và nhấp vào Start for free ở góc trên bên phải của trang.
Bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập vào tài khoản Gmail của mình. Nếu tài khoản này là tài khoản quản lý tag của công ty bạn, mình khuyên bạn nên sử dụng email công ty thay vì email cá nhân.
Trên trang Add a New Account, hãy điền vào các thông tin một cách chính xác. Chọn Container dựa trên loại thiết bị mà trang web của bạn đang chạy. Vì mình đang sử dụng WordPress, mình sẽ chọn Web.
Khi hoàn tất, hãy nhấp vào Create. Sau đó, trang sẽ hiển thị Điều khoản dịch vụ của Google Tag Manager. Nếu bạn chấp nhận, hãy tick vào ô đồng ý và nhấp vào Yes.
Lấy code để chèn vào web
Bây giờ bạn sẽ đến trang dashboard của Tag Manager. Một cửa sổ bật lên sẽ xuất hiện trên màn hình với hai bộ mã HTML khác nhau như hình dưới đây.
Đây là mã theo dõi cần được thêm vào trang web. Về cơ bản, bạn chỉ cần dán mã đầu tiên vào phần <head> và mã thứ hai sau thẻ <body>.
Đăng nhập vào trang quản trị admin WordPress
Sau khi lấy được embed code của Google Tag Manager rồi thì việc tiếp theo là bạn đăng nhập vào trang quản trị admin để chèn code vào web thôi.
Bước này đăng nhập quá đơn giản nên mình sẽ không hướng dẫn nữa nhé.
Chèn embed code vào trong website
Để nhúng code vào website đơn giản nhất và tránh các lỗi do code gây ra hoặc bị mất code khi update theme thì bạn hãy cài đặt plugin Insert headers and Footers vào web.
Sau đó bạn xem video hướng dẫn của mình để biết cách sử dụng plugin này:
Sau khi cài xong plugin thì bạn đoạn code đầu tiên tại cửa sổ Google Tag Manager dán vào phần header.
Và tiếp tục copy đoạn code thứ 2 và dán vào phần body.
Sau đó lưu lại là xong.
Thêm tag theo dõi vào Trình quản lý thẻ của Google
Sau khi chèn code vào trang web của bạn, hãy chuyển sang tìm hiểu cách thêm mã theo dõi vào tài khoản Google Tag Manager.
Quay lại Trang tổng quan của Google Tag Manager, nhấp vào “Add a new tag” trong phần “New Tag“.
Nhấp vào phần Tag Configuration để chọn tag cần thêm.
Tips: Tùy thuộc vào loại tag, bạn có thể được yêu cầu cung cấp một số thông tin về Partner ID. Vì vậy để thực hiện bước này, bạn cần biết yêu cầu cụ thể của dịch vụ bên thứ 3 là gì.
Đừng quên thiết lập kích hoạt thông qua Triggering. Bước này cho phép bạn xác định lại việc kích hoạt tag theo dõi trước khi tải.
Khi hoàn tất, hãy nhấp vào nút Save ở góc trên bên phải của trang.
Đổi tên tag cho phù hợp và nhấp vào Publish.
Vậy là xong. Bạn đã cài đặt thành công Google Tag Manager.
Tổng kết
Google Tag Manager là một hệ thống quản lý tag miễn phí cho phép bạn quản lý nhiều tag theo dõi cùng một lúc. Không chỉ vậy, hệ thống còn có thể theo dõi hành vi và chuyển đổi của người dùng, tạo ra các dữ liệu để phân tích trong Digital Marketing.
Để triển khai Google Tag Manager trên WordPress, bạn cần làm theo các bước sau:
- Đăng ký tài khoản Google Tag Manager
- Lấy embed code của GTM để chèn vào website
- Chèn code vào web
- Định cấu hình và xuất bản tag
Để khi rảnh mình sẽ quay video hướng dẫn thao tác từng A-Z.
Vậy nhé.
Tổng hợp và biên soạn nội dung bởi: vothanhduy.com
Tư liệu tham khảo: